fbpx

Thực Hành Tiếng Anh & Trải Nghiệm Văn Hóa Qua Chương Trình “Practice English – Explore Cultures” Dành Cho HS Cấp 2

Bạn nghĩ học Tiếng Anh là chỉ cần giỏi nghe, nói, đọc, viết? Thực tế không phải như vậy!

Khi thế giới đang ngày một hội nhập, các cơ hội du học và làm việc ở những nền văn hóa mới ngày một mở ra, thì năng lực giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication competence) đang trở thành trọng tâm trong các chương trình giảng dạy ngôn ngữ tiên tiến trên thế giới. Những phụ huynh thấu hiểu điều này có thể tập trung giúp con cập nhật với xu hướng mới để con có nền tảng không chỉ về ngôn ngữ, mà cả sự thấu hiểu văn hóa để sẵn sàng trở thành một công dân toàn cầu.

Lồng ghép yếu tố văn hóa trong đào tạo tiếng Anh – Xu hướng đào tạo tiếng Anh hiện đại?

Từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, Michael Byram – nhà giáo dục người Anh – là người đầu tiên đưa ra khái niệm “intercultural speaker” (tạm dịch là người có khả năng giao tiếp với nhiều nền văn hóa khác nhau) thay thế cho “native speaker” (người nói tiếng bản ngữ). Ông cũng là người đưa ra khái niệm “năng lực giao tiếp liên văn hóa” (intercultural communication competence) có bao hàm “năng lực giao tiếp” (communicative competence) – hiện đang là mục tiêu phổ biến của các chương trình giảng dạy ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ông cho rằng khả năng giao tiếp chưa đủ mà phải là khả năng giao tiếp trong nhiều hoàn cảnh văn hóa khác nhau vì trong thời đại hiện nay, người học tiếng Anh thường sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với những người không phải đến từ các nước nói tiếng Anh nhiều hơn là giao tiếp với người nói tiếng Anh bản ngữ.

  Cùng một câu nói, những người đến từ những nền văn hóa khác nhu lại có thể hiểu hoàn toàn khác nhau  

Khái niệm này đã được sử dụng làm một trong những mục tiêu trọng tâm của chính sách đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông tại châu Âu. Theo Byram, đây là một phẩm chất cần được tôi rèn và theo người ta trong suốt cuộc đời chứ không thể có được trong ngày một ngày hai do đặc tính phức tạp, đa dạng và phát triển không ngừng của văn hóa.

Điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát huy phẩm chất này là học sinh cần tạo dựng một tư duy cởi mở, hiếu kỳ đồng thời biết tôn trọng giá trị, đặc tính của chính nền văn hóa của mình và các nền văn hóa khác. Thời điểm thuận lợi nhất để giúp người học hình thành phẩm chất này là giai đoạn tuổi thiếu niên. Ở thời điểm này nhận thức và óc quan sát của học sinh về văn hóa của mình và thế giới xung quanh đang hình thành rõ nét hơn nhưng chưa bị đóng khung. Các em đều rất tò mò và ham muốn tìm hiểu về thế giới quanh mình. Đây là điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển óc tò mò và tư duy cởi mở về những nền văn hóa khác nhau. Các em sẽ nhìn nhận, chấp nhận các điểm khác biệt văn hóa một cách cởi mở, khách quan và từ đó biết và tôn trọng sự khác biệt. Chỉ khi đó thì các em mới có thể nhận thức, cảm nhận và nhạy bén khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với những người đến từ những nền văn hóa khác nhau.

  Chương trình Summit Junior cung cấp cho các em không chỉ vốn Tiếng Anh nâng cao mà quan trọng hơn là xây dựng cho các em vốn kiến thức căn bản và thú vị về cuộc sống và thế giới xung quanh  

Hiện tại mô hình và học thuyết của Byram đang được áp dụng trong nhiều chương trình dạy ngoại ngữ tiên tiến trên thế giới, và Summit là một trong những đơn vị tiên phong ở VN đang theo đuổi phương pháp này cho chương trình tiếng Anh học thuật dành cho học sinh cấp 2 – Summit Junior.

Thấu hiểu văn hóa của chính mình rồi mới nhận thức được sự khác biệt văn hóa

Để nói thành thạo tiếng Anh và giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa, học sinh cần nhận thức được sự khác biệt giữa các nền văn hóa, hay nói cách khác, cần phải biết được người nước ngoài tư duy, giải thích một sự việc khác người Việt Nam như thế nào. Điều này chỉ có thể học được khi các em có hiểu biết, và có khả năng đánh giá  khách quan về chính nền văn hóa của mình. Đó là lý do trước khi khám phá những nền văn hóa mới, học sinh nên bắt đầu từ việc trải nghiệm, khám phá nền văn hóa nơi mình sinh ra.

Vừa học Tiếng Anh, vừa trải nghiệm văn hóa?

Tuy khía cạnh văn hóa trong học ngôn ngữ là vô cùng quan trọng nhưng nhiều trường học tại Việt Nam lại chưa coi trọng mảng nội dung này. Do vậy, Summit đã phát triển chương trình  “Practice English – Explore Culturesdành riêng cho các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Chương trình sẽ đưa các em đến thăm những nghệ nhân, làng nghề để trực tiếp trải nghiệm các hoạt động văn hóa, trước mắt là văn hóa Việt Nam, sau này là văn hóa các nước trên thế giới. Đặc biệt, dự án có sự tham gia của các GV, TNV nước ngoài và yêu cầu các em sử dụng 100% Tiếng Anh. Các em sẽ vừa được luyện Tiếng Anh trong môi trường thực tế, vừa từ từ thuấn nhầm các giá trị văn hóa và tạo dựng niềm yêu thích với việc tìm tòi, trải nghiệm những điều mới.

Hoạt động đầu tiên của dự án, “Nhà Hát Múa Rối” sẽ đưa các em tới thăm nhà nghệ sĩ múa rối Phan Thanh Liêm và cùng trải nghiệm về nghề múa rối nước. Học sinh và phụ huynh quan tâm có thể đọc chi tiết và đăng ký tham gia tại đây.