Trình độ Học thuật
Dành cho những thí sinh dự thi để vào học ở trình độ Đại học hoặc sau Đại học, hoặc vì những lý do nghề nghiệp
|
Trình độ Đào tạo Phổ thông
Dành cho những thí sinh dự thi để theo học một chương trình đào tạo hoặc hướng nghiệp không trình độ, để được nhận vào học tại các trường phổ thông cơ sở và vì những mục đích di cư
|
Bài thi Nghe
4 phần, 40 câu hỏi
30 phút
|
||
Bài thi Đọc trình độ học thuật
3 phần, 40 câu hỏi
60 phút
|
HAY
|
Bài thi Đọc Trình độ Phổ thông
3 phần, 40 câu hỏi
60 phút
|
Bài thi Viết trình độ học thuật
2 đề bài
60 phút
|
HAY
|
Bài thi Viết trình độ Đào tạo phổ thông
2 đề bài
60 phút
|
Nói
10 đến 15 phút
Thời gian thi tổng cộng
2 giờ 45 phút
|
Gồm bốn phần,. mỗi phần 10 câu hỏi. Hai phần đầu tiên có liên quan đến những nhu cầu xã hội. Gồm một bài đối thoại giữa hai người và sau đó có một bài độc thoại. Hai phần sau liên quan đến những tình huống có liên quan đến ngữ cảnh giáo dục hay đào tạo. Gồm một bài đàm thoại nhiều nhất là bốn người, sau đó là một bài độc thoại
Sử dụng nhều dạng câu hỏi khác nhau, gồm trắc nghiệm, câu hỏi trả lời ngắn, hoàn chỉnh câu, hoàn chỉnh ghi chú/đồ thị/ biểu đồ, đánh nhãn cho mỗi sơ đồ, phân loại, nối các phần tương ứng.
Thí sinh nghe đoạn ghi âm một lần duy nhất và trả lời các câu hỏi trong khi nghe. Sau đó thí sinh có mười phút để viết câu trả lời lên tờ trả lời.
Phần thi Đọc Trình độ Học thuật
Gồm ba bài đọc, mức độ khó tăng dần, về những chủ đề tổng quát và các thí sinh phải trả lời 40 câu hỏi. Các bài đọc này được trích từ các tạp chí và sách báo. Có ít nhất một bài đọc gồm lập luận logic rất chi tiết.
Sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau, gồm trắc nghiệm, câu hỏi trả lời ngắn, hoàn chỉnh ghi chú/đồ thị/biểu đồ, đánh nhãn cho mỗi sơ đồ, phân loại, nối các liệt kê/ cụm từ tuowng ứng, chọn tiêu đề thích hợp cho đoanj văn từ một liệt kê, nhận biết quan điểm/ thái độ của những người viết: có, không, không đưa thông tin.
Phần thi Trình độ Đào tạo Phổ thông
Thí sinh phải trả lời bốn mươi câu hỏi. Gồm ba phần với mức độ khó tăng dần, gồm những bài khóa được trích từ thông báo, quảng cáo, tờ bướm, báo, sổ tay, sách và tạp chí. Phần đầuliên quan đến việc cung cấp những thông tin thực tế. Phần thứ hai tập trung vào ngữ cảnh đào tạo và gồm những bài có mức độ ngôn ngữ phức tạp hơn. Phần thứ ba gồm những bài đọc mở rộng hơn, với cấu trúc phức tạp hơn, những nhấn mạnh đến những bài miêu tả hoặc thông tin hơn là nghị luận.
Sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau, gồm: trắc nghiệm, câu hỏi trả lời ngắn, hoàn chỉnh câu, hoàn chỉnh ghi chú/ đồ thị/ biểu đồ, đánh nhãn cho mỗi sơ đồ, phân loại, nối các liệt kê/ cụm từ tương ứng, chọn tiêu đề thích hợp cho đoạn văn từ một liệt kê, nhận biết quan điểm/ thái độ của những người viết – có, không, không đưa thông tin hoặc đúng, sai, không đưa thông tin.
Phần thi Viết Trình độ Học thuật.
Gồm hai đề bài. Thí sinh nên dành khoảng 20 phút đối với Đề 1, đề này yêu cầu thí sinh viết ít nhất là 150 từ và 40 đối với đề 2 – khoảng 250 từ. Điểm đánh giá của Đề 2 quan trọng hơn Đề 1.
Trong Đề 1, các thí sinh được yêu cầu nhìn vào sơ đồ hoặc bảng biểu và trình bày các thông tin theo ngôn ngữ riêng của mình. Thí sinh được đánh giá trên khả năng tổ chức, trình bày và có thể so sánh dữ liệu, miêu tả những bước tiến triển, miêu tả một vật hoặc một sự kiên, giải thích cách thức hoạt động của một đối tượng nào đó.
Trong Đề 2, thí sinh được giới thiệu một quan điểm, một lập luận hoặc một vấn đề. Họ được đánh giá trên khả năng đưa ra một giải pháp cho vấn đề đó, trình bày và bảo vệ một ý kiến, so sánh và đưa ra những dẫn chứng và ý kiến tương phản, đánh giá và phản bác ý kiến, dẫn chứng hoặc luận cứ.
Thí sinh cũng được đánh giá dựa trên khả năng viết theo một phong cách phù hợp.
Phần thi Nói
Phần này gồm một cuộc đối thoại giữa thí sinh và vị giám khảo, diễn ra trong vòng khoảng 15 phút. Có năm phần:
1. Giới thiệu
Vị giám khảo và thí sinh tự giới thiệu về mình và thí sinh được khuyến khích nói vắn tắt về cuộc sống, gia đình, công việc và sở thích của mình.
2. Bài nói mở rộng
Thí sinh được khuyến khích nói cụ thể về một đề tài quen thuộc thường được quan tâm nào đó hoặc có liên quan đến nền văn hóa, nơi sinh sống hoặc quê hương của mình. Đòi hỏi thí sinh phải giải thích, miêu tả hoặc tường thuật.
3. Suy luận
Thí sinh nhận được một tấm thẻ có một số thông tin hướng dẫn, ngoài ra thí sinh được khuyến khích chủ động và đặt câu hỏi để lấy thông tin hoặc để giải quyết một vấn đề.
4. Suy xét và quan điểm
Thí sinh được khuyến khích nói về những kế hoạch tương lai và những khóa học dự định của mình. Vị giám khảo có thể lựa chọn để quay lại một đề tài đã được đưa ra trước đó.
5. Kết luận
Kết thúc cuộc phỏng vấn
Thí sinh được đánh giá dựa trên khả năng giao tiếp hiệu quả với người nói tiếng Anh bản ngữ. Việc đánh giá sẽ ghi nhận lại bằng chứng về những kĩ năng giao tiếp và cách sử dụng văn phạm và từ vựng thích hợp.
IELTS được chấm điểm như thế nào?
IELTS cung cấp cho bạn sơ lược về khả năng sử dụng tiếng Anh. Kết quả bài thi IELTS của bạn sẽ bao gồm điểm số của 4 phần thi của bạn (nghe, đọc, viết, nói) và được tính trung bình để đưa ra số điểm tổng quát hay số điểm cuối cùng. Bài làm của bạn sẽ được xếp loại theo thang điểm từ 1 đến 9. Chín cấp điểm tổng quát đó được mô tả như sau:
9 Thông thạo – trình độ thông thạo về ngôn ngữ một cách đầy đủ, thích hợp, chính xác và trôi chảy với khả năng hiểu biết hoàn chỉnh.
Tham khảo: Cách thức tự chấm điểm IELTS – IELTS Score calculator