“Siết” visa khiến du học sinh “quay lưng” với nước Anh

Chính sách thắt chặt visa mới ban hành của nước Anh đang khiến cho số lượng học sinh, sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu tại xứ sở sương mù giảm mạnh, theo thống kê của UCAS (Universities & Colleges Admissions Service).

Bắt đầu từ tháng 4/2012, chính phủ Anh đưa ra chính sách mới, thắt chặt việc cấp visa cho các du học sinh ngoài Liên minh châu Âu. Theo đó, yêu cầu về trình độ tiếng Anh của các sinh viên du học sẽbị siết chặt hơn cũng như chứng minh được khả năng tài chính của mình. 

Bên cạnh đó, quy định mới cũng hạn chế khả năng sinh viên đi làm trong thời gian ở Anh và mang theo người thân. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp, muốn tiếp tục ở lại Anh quốc sẽ phải làm một công việc có chuyên môn bởi một nhà tuyển dụng được công nhận bởi Cục Biên giới Anh với mức lương từ 20.000 bảng Anh/năm trở lên. Quy định này nhằm thay thế cho quy định về làm việc sau tốt nghiệp trước đây, trong đó cho phép sinh viên ở lại làm các công việc không yêu cầu chuyên môn.
 
luyện thi toefl,thi toefl ibt,luyen thi toefl,toefl ibt,thi toefl,học toefl,hoc toefl,đề thi toefl,toefl reading,ôn thi toefl ibt,hoc thi toefl,luyen thi ielts,thi ielts,học ielts,hoc ielts,học thi ielts,ôn thi ielts,ielts reading,hoc thi ielts,hoc sat,luyen thi sat,thi sat,hoc sat o dau,học sat,luyện thi sat,kì thi sat,ki thi sat,thi gmat

  Jin Yang tỏ ra bức xúc trước những quy định trong chính sách visa mới của chính phủ Anh

Với chính sách visa mới, yêu cầu về chứng minh tài chính cũng “ngặt nghèo” hơn. Du học sinh theo học các trường tại London cần chứng minh có tối thiểu 1.000 bảng Anh/ tháng (thay vì 800 bảng Anh như trước đây) để trang trải chi phí. Với sinh viên học tại những vùng khác ngoài London, số tiền cần chứng minh là 800 bảng Anh/ tháng (trước đây là 600 bảng Anh).

Câu chuyện của Jin Yang, một sinh viên đến từ Trung Quốc, là một ví dụ. Gia đình Yang đã phải chi tổng cộng hơn 27.000 Bảng cho khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Kiến trúc của cô tại Đại họcSheffield.
 
Yang đã kết thúc chương trình học của mình vào tháng 11/2012 và chờ để tham dự buổi lễ trao bằng Tốt nghiệp. Tuy nhiên, ngay trước Lễ Giáng sinh, cô nhận được thông báo rằng do hoàn thành khóa học sớm hơn dự kiến, cô sẽ phải rời nước Anh trước ngày 1/1/2013, dù visa sinh viên của cô tới tháng 5/2013 mới hết hạn.
 
Trong tâm trạng bị “sốc”, Yang buồn bã cho biết: “Phần lớn bạn bè trong lớp tôi không thể tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp dự kiến được tổ chức trong tuần này, dù họ đã mua vé máy bay mời bố mẹ mình sang Anh. Những quy định ngặt nghèo về visa mới khiến chúng tôi không thể dự lễ trao bằng tốt nghiệp mà chúng tôi có quyền được góp mặt. Điều đó thực sự là không công bằng”.
 
Yang cho rằng những thay đổi trong chính sách về visa của chính phủ Anh (được áp dụng từ tháng 4/2012) đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch sự nghiệp của cô. Ở thời điểm Yang quyết định chọn nước Anh để đi du học, các du học sinh được quyền làm việc trong 2 năm sau khi tốt nghiệp. “Số tiền mà tôi bỏ ra đầu tư cho khóa học đã không mang lại kết quả như tôi mong đợi, cho dù tôi đã rất nỗ lực và cố gắng”, Yang nói.
  
Sau khi chính sách visa mới được ban hành, đã có nhiều ý kiến lo ngại sẽ có sự sụt giảm lớn số lượng du học sinh tới học tập và nghiên cứu tại Anh. Thực tế thống kê từ UCAS (Tổ chức tuyển sinh tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen) cho thấy một số thị trường lớn của Anh quốc như Ấn Độ, Nigeria hay Thái Lan, số lượng sinh viên ghi danh đăng ký học tại Anh đã sụt giảm đáng kể.
 
Theo Giáo sư Christopher Snowden, Phó hiệu trưởng trường ĐH Surrey và chuẩn bị đảm nhiệm cương vị Chủ tịch các trường Đại học UK: “Chắc chắn sẽ có sự sụt giảm về tỷ lệ sinh viên quốc tế tại Anh do chính sách visa mới”. Tính riêng trường Đại học Surrey, số sinh viên Ấn Độ đã giảm 65% trong 3 năm qua, đặc biệt là ở bậc học Thạc sỹ. “Điều đáng lo ngại là Ấn Độ từng là thị trường luôn có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ”, GS Snowden cho biết.
 
Theo thống kê của Tiến sĩ Tim Westlake (ĐH Manchester), kể từ năm 2004, số lượng sinh viên Ân Độ theo học tại Đại họcManchester luôn tăng đáng kể. Nhưng trong hơn 2 năm gần đây, số sinh viên Ấ Độ đăng ký học Thạc sĩ đã giảm tới 32% và năm nay tiếp tục ghi nhận con số tương tự, 33%. 
 
Nguồn: Báo Dân trí