fbpx

Danh sách các đại học không yêu cầu bài thi chuẩn hóa tiếp tục tăng

Danh sách các đại học không yêu cầu bài thi chuẩn hóa tiếp tục tăng – trước đòn tung mới nhất của College Board

Đây chắc hẳn không phải là tin tốt lành gì đối với các nhà tổ chức thi ACT và SAT của College Board, song danh sách các đại học không yêu cầu nộp điểm chuẩn hóa trong hồ sơ ứng tuyển đang tiếp tục tăng.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận National Center for Fair and Open Testing (Tổ chức quốc gia hoạt động vì sự công bằng và công khai trong các kì thi) cho đến thời điểm này đã có hơn 950 trường trao bằng cử nhân, với hơn 275 đại học top đầu theo xếp hạng hàng năm của báo U.S News & World Report không bắt buộc thi chuẩn hóa. Trung tâm, với tên gọi Fair Test đang chú trọng vào việc chấm dứt sự lạm dụng các bài thi chuẩn hóa.

Các trường có mặt trong danh sách mới nhất bao gồm Đại học Emerson ở Boston, Đại học Ozarks ở Clarksville, Ark; Đại học Wofford ở Spartanburg, S.C; Đại học Houghton ở phía tây New York và Đại học Bang Worcester tại Massachusetts.

Có rất nhiều cách khác nhau để các trường đại học tiếp cận điểm thi chuẩn hóa khi xem xét hồ sơ. Sự thật là có đến hàng trăm trường không hề đòi hỏi chúng và với nhiều trường khác thì điểm chuẩn hóa cũng không cần thiết khi ứng viên đã đạt được điểm trung bình môn ở mức nhất định đủ để đánh giá năng lực. Đại học Hampshire là một trong những trường như vậy. Ngoài ra, một số trường có chính sách linh hoạt đối với các bài thi chuẩn hóa. Những trường này cho phép học sinh gửi nhiều điểm từ nhiều bài thi khác nhau khi ứng tuyển, kể cả điểm thi Advanced Placement (chứng chỉ hoàn thành xuất sắc môn học nào đó). Có khoảng 12 trường trong ngân hàng dữ liệu của FairTest sở hữu kiểu chính sách này.

College Board, tổ chức nắm giữ kì thi SAT, gần đây đã công kích những trường trong danh sách trên bằng một bài viết đăng tải trên website của mình dưới tên “Những sự thật về chính sách không bắt buộc thi chuẩn hóa”. Bài viết lặp lại những gì College Board đã đề cập từ lâu, rằng điểm SAT hoàn toàn có khả năng dự đoán được kết quả học tập của một sinh viên trong năm nhất Đại học (một quan điểm đã bị thách thức bởi nhiều nhà phê bình).

Một số trường đã bày tỏ sự bất bình với hành động này, nhất là trường Đại học Emerson – nơi vừa quyết định bỏ yêu cầu bắt buộc đối với kì thi chuẩn hóa. Bà Ruthanne Madson, phó hiệu trưởng kiêm quản lý tuyển sinh của trường đã lên tiếng trong một bài báo của Berkeley Beacon:

“Chúng tôi nhận thấy rằng không có sự tương quan nào giữa điểm SAT/ACT và thành công của sinh viên tại Emerson. Chính vì vậy chúng tôi tập trung hơn vào sự thể hiện và những đóng góp mà một học sinh có thể mang tới cho lớp học và cộng đồng trường”

Bài viết của College Board có nói rằng điểm trung bình môn không nên được dùng làm thước đo duy nhất trong tuyển sinh đại học (dù không ai từng nói rằng nên làm như vậy; kể cả dựa trên các thông tin mà đại học yêu cầu học sinh nộp).

Bài báo cũng viết, điểm GPA tùy thuộc vào các biến số như thống kê nhân khẩu của nhà trường, ý kiến chủ quan của giáo viên và tiêu chuẩn trong bang, quận. Song, nó không hề đề cập tới việc điểm chuẩn hóa cũng phụ thuộc vào các biến số này. Thống kê nhân khẩu của nhà trường, ý kiến chủ quan của giáo viên và tiêu chuẩn bang, quận hay việc liệu thí sinh dự thi có đang ốm, đói hoặc bị lo lắng… hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến điểm thi chuẩn hóa. Không chỉ thế, bài báo còn đưa ra ý kiến rằng chính sách bỏ bắt buộc thi chuẩn hóa không khuyến khích sự đa dạng trong trường học – nhưng lại không chỉ ra được liệu việc này có làm giảm sự đa dạng hay không.

Năm ngoái, Reuters đã ghi nhận việc đại học Bennington ở Vermont bỏ yêu cầu điểm thi chuẩn hóa và người ra quyết định ấy lại chính là Elizabeth Coleman, mẹ của David Coleman, người đứng đầu College Board hiện tại. Bà đã phát biểu như sau:

“Có lẽ, đó không hẳn là một ý hay khi tôi bàn về vấn đề này. Tôi là mẹ của David. Một người mẹ khôn ngoan sẽ không nói nhiều về việc này.”

Tuy nhiên, College Boards đã phản bác lại rằng câu nói ấy được lấy ra từ ngữ cảnh không chính xác. Tổ chức này tuyên bố: “Bài viết blog này được lấy từ một bài báo và chỉ trích một vài câu trong toàn bộ bài phát biểu của bà Elizabeth Coleman. Bà ấy thực chất đang nói về nhiệm kì chung của David Coleman ở Collegeboard chứ không nhắm cụ thể đến chính sách thi cử.”

Công ty ACT, nơi tổ chức kì thi ACT, năm ngoái cũng đã có hành động về chính sách không bắt buộc bài thi chuẩn hóa. Báo cáo công ty chỉ ra rằng chính sách không yêu cầu điểm chuẩn hóa không giúp nâng cao sự đa dạng của học sinh và rằng điểm ACT không chỉ dự đoán được tỉ lệ thành công của học sinh năm nhất mà còn cả đầu ra dài hạn như tỉ lệ sinh viên tiếp tục học tại trường sau năm nhất, điểm GPA và tốt nghiệp.

Scott White – một thương binh làm cố vấn đại học tại New Jersey phản bác lại lập luận cả 2 tổ chức về chính sách không bắt buộc thi chuẩn hóa khi cho rằng họ chỉ chọn lựa những dữ liệu có lợi cho quan điểm của mình và đôi khi đưa ra phát ngôn thực tế chẳng có nghĩa lý gì. Khi bình luận về báo cáo của ACT “Thêm thông tin, thêm lựa chọn sáng suốt: Vì sao chính sách không bắt buộc chuẩn hóa không có lợi cho các trường đại học và học sinh”, ông chỉ ra rằng nội dung này đã xuất hiện trong 1 bài nghiên cứu năm 2011 của Đại học Bowdoin về việc học sinh không nộp điểm thi chuẩn hóa. Nghiên cứu đó thống kê như sau “điểm GPA của học sinh năm nhất các trường không yêu cầu điểm chuẩn hóa thấp hơn một cách đáng kể so với các trường khác, điều đã có thể được dự đoán nếu xem xét điểm SAT thấp của họ”, và tiếp tục: “Điểm GPA của những học sinh năm nhất không có điểm chuẩn hóa thấp hơn tận 0,2 so với những học sinh đã nộp.”

Scott viết: “GPA năm nhất “thấp đáng kể” đối với học sinh không có điểm chuẩn hóa, điều đã có thể được dự đoán nếu xem xét điểm SAT thấp của họ”. Đáng kể tới mức nào? 0,2. Phải, chênh lệch GPA ở mức 0,2 quả là “đáng kể”. Có thật không vậy? Đây là các nhà thống kê chuyên nghiệp phải không? Có lẽ đã đến lúc quay họ cần lại trường học rồi.”

Scott cũng phát biểu rằng chính bài nghiên cứu ấy cũng ghi chú những gì nhiều nhà phê bình điểm thi chuẩn hóa đã luôn chỉ ra: “Điểm số nhìn chung luôn cao hơn đáng kể đối với học sinh xuất thân từ các gia đình có thu nhập cao hơn và bài viết còn kết luận rằng “thay vì chỉ trích kì thi… học sinh sẽ có lợi hơn nếu chúng ta tập trung vào tìm hiểu các yếu tố xã hội và giáo dục đang khiến cho con em mình không có đủ sự chuẩn cho đại học và công việc sau này.”

Và ông chú thích rằng một trong những tác giả của ACT đã từng làm việc ở College Board. Lần  công kích của College Board nhằm vào các trường không đòi điểm chuẩn hóa cũng nhằm vào cả danh sách của Fair Test “Đa số các đại học Mỹ yêu cầu điểm SAT trong quá trình nhận hồ sơ của ứng viên và tất cả bọn họ đều chấp nhận điểm số tại trường”.

Thông tin này đã bị che đậy bởi Trung tâm National Center for Fair and Open Testing (FairTest) qua một danh sách online gần đây. Danh sách này bao gồm 900 trường không sử dụng điểm ACT/SAT với mục đích nhận thêm học sinh vào chương trình đào tạo cử nhân.” Thực chất khi xem xét kĩ, con số này nhỏ hơn rất nhiều:

  • Có khoảng 115 trường hoạt động vì lợi nhuận, ví dụ: học viện Thời trang cao cấp, nơi chỉ có tổng cộng 17 học sinh
  • Khoảng 230 trường chỉ tập trung đào tạo các chuyên ngành đặc biệt, ví dụ Đại học Cincinati  với ngành Khoa học Tang lễ (Mortuary Science)
  • Hơn 70 trường đào tạo 2 năm hoặc cấp chứng chỉ, thêm vào đó là 315 trường có chế độ tuyển sinh mở hoặc trường chưa bao giờ sử dụng bài thi đầu vào Đại học để tuyển sinh. Một số trường không còn hoạt động nữa, như Knoxville, đã dừng vận hành từ năm 1997.

Knoxville College quả thật có nằm trong trong danh sách này khi College Board đăng bài báo của mình, tuy nhiên hiện tại nó đã bị loại bỏ. Và theo Bob Schaeffer, giám đốc giáo dục công ở FairTest, mọi trường trong danh sách không yêu cầu điểm chuẩn hóa đều đào tạo các ngành cử nhân, dù một số chủ yếu tập trung vào các khóa đào tạo 2 năm. Ông cho rằng luận điểm chống lại các trường không yêu cầu bài thi chuẩn hóa của College Board được dùng đi dùng lại qua các năm, và rằng lần tranh cãi vào tháng 2 năm 2017 “cũng chỉ là lặp lại phần lớn những gì họ đưa ra 1 thập kỉ trước khi danh sách của chúng tôi còn rất ngắn”.

Ông viết: “Chẳng có gì mới trong các lý lẽ của College Board. Sự thực là danh sách của FairTest được xây dựng dựa trên dữ liệu IPEDS của chính phủ bang cũng như sổ tay của College Board… Nỗ lực phủ nhận chất lượng các trường không yêu cầu bài thi chuẩn hóa của College Board đã bỏ qua sự thật rằng một nửa các trường trong top 100 Đại học Liberal Arts có chính sách thi chuẩn hóa linh hoạt hoặc tùy chọn. Quan trọng nhất là hiện nay có ngày càng nhiều các trường đại học tìm kiếm những điều vượt ra ngoài khuôn khổ điểm số ở học sinh. Năm ngoái có đến hơn 400,000 lượt truy cập dữ liệu của FairTest về chủ đề này.”

Còn đối với các trường với chế độ tuyển sinh mở trong danh sách, ông cho rằng: “Những gì được thống kê về danh sách của chúng tôi là chính xác. Tuy nhiên tôi cần nhắc lại một lần nữa rằng cuốn cẩm nang College Handbook 2016 (Sổ tay đại học) của College Board cũng cập nhật đầy đủ thông tin của những trường này. Thực tế, trung tâm FairTest đã đối chiếu 2 lần dữ liệu của mình với thông tin từ College Board, bao gồm liệt kê đầy đủ các trường “tuyển mở” từ trang 2343 đến 2344.”

Schaeffer đã bàn về 115 trường trong danh sách của FairTest là các trường kiếm lợi nhuận, kể cả Học Viện Thời Trang Cao Cấp (Couture Art) gồm 17 học sinh, một trường được xướng danh bởi College Board. Nhưng ông cũng lưu ý: “Nói về tiêu chuẩn kép: Quyển College Handbook 2016 của College Board cũng đề cả Học viện Thời Trang Cao Cấp (hồ sơ trang 103 nói rằng trường chỉ có 21 sinh viên chưa tốt nghiệp).

Ông cũng bổ sung thêm: “Sự thật là tiêu chuẩn của Fair Test và College Board chỉ khác nhau ở chỗ College Board thì liệt kê mọi khu kí túc của các chuỗi trường học (ví dụ học viện ITT Technical Institute ở California được nhắc đến 7 lần trong ấn bản 2016) trong khi FairTest chỉ liệt kê chúng 1 lần”.