Đánh bóng hồ sơ du học

“Có tham gia chuẩn bị hồ sơ du học mới biết đây là công việc đòi hỏi nhiều công sức đầu tư”, anh Lê Ngọc Duy Thắng, cựu sinh viên Đại học Wesleyan, từng làm trong Ban tuyển sinh của trường, chia sẻ về công việc duyệt hồ sơ.

Theo anh Thắng, số lượng học sinh đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng có chất lượng tốt mỗi năm đều tăng và tỷ lệ cạnh tranh giữa các thí sinh là không nhỏ. Do đó, phải biết “đánh bóng” hồ sơ của mình để thuyết phục trường.
 
Quá trình chuẩn bị
 
Với du học Mỹ, điểm mấu chốt đầu tiên của hồ sơ du học là điểm SAT. Ngoài gây ấn tượng bằng điểm số cao, quá trình học tập, ôn luyện cũng có thể là yếu tố gây ấn tượng.
 
Võ Hoàng Minh, sinh viên Trường Cao đẳng Swarthmore, cho biết, với Minh, SAT là một “cơn ác mộng”. Có vốn tiếng Anh khá cộng với kinh nghiệm hơn 2 năm học trung học tại Singapore nhưng Minh vẫn hụt hẫng với số điểm trong lần thi SAT đầu tiên: dưới 600 điểm.
 
luyện thi toefl,thi toefl ibt,luyen thi toefl,toefl ibt,thi toefl,học toefl,hoc toefl,đề thi toefl,toefl reading,ôn thi toefl ibt,hoc thi toefl,luyen thi ielts,thi ielts,học ielts,hoc ielts,học thi ielts,ôn thi ielts,ielts reading,hoc thi ielts,hoc sat,luyen thi sat,thi sat,hoc sat o dau,học sat,luyện thi sat,kì thi sat,ki thi sat,thi gmat
Minh cố gắng lập kế hoạch học tập và rèn luyện rất nhiều, kết quả thi lần 2 mới đạt trên 1.000 điểm và thi lần 3 là trên 1.500 điểm. “Thay vì chỉ nộp kết quả cao nhất, tôi quyết định nộp cả 3 kết quả thi trong hồ sơ để làm nổi bật quá trình học tập, rèn luyện vượt qua khó khăn của mình”, Minh tiết lộ bí quyết.
 
Một đề thi SAT gồm 3 phần: đọc chuyên sâu, toán và viết. Theo nhiều du học sinh, tính cách và khả năng nổi trội của mỗi học sinh sẽ được thể hiện ở bài tiểu luận trong phần thi viết. Do là đề tự do nên học sinh thường hoang mang không biết viết gì. Vậy nên, cách tốt nhất là thể hiện con người và phẩm chất của mình để Ban tuyển sinh thấy mình phù hợp với trường. Công việc xem ra đơn giản nhưng lại có thể gây ấn tượng với người chấm bài.
 
 Nguyễn Bảo Trương Anh, sinh viên ngành kinh tế, Đại học Adelphi, kể, trong bài tiểu luận cô đã nói về một lần cô cho người ăn xin 20.000 đồng nhưng mẹ cô đã dạy cô rằng, thay vì cho cá thì nên cho họ cái cần câu sẽ tốt hơn. Từ đó, Trương Anh nói thêm vào vấn đề giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và nhờ vậy mà cô đã “ghi điểm”.
 
Anh cho biết, trong bài tiểu luận, ứng viên cũng có thể nói về công việc chăm sóc gia đình, cách sắp xếp, phân chia việc nhà để thể hiện tài năng lãnh đạo; hoặc bày tỏ ước muốn được học tại trường thông qua những chi tiết nhỏ nhặt về trường mà nhờ tìm hiểu rất kỹ mình mới biết được, điều này cũng chứng tỏ mình rất yêu thích ngôi trường.
 
Gây ấn tượng với nhà tuyển sinh
 
Bên cạnh những thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa cũng là yếu tố gây ấn tượng, cho nhà tuyển sinh thấy khả năng sáng tạo, tinh thần ham học hỏi và sự năng động của ứng viên. Tuy nhiên, theo các du học sinh, ở lĩnh vực này, ứng viên nên chú ý kể chi tiết quá trình hoạt động của mình thay vì chỉ kể chung chung về các hoạt động mình đã tham gia. Chú ý đến vai trò của mình trong hội, nhóm hay nhấn mạnh đến các thành tích đạt được trong các hoạt động thể thao, văn nghệ.
 
Khi đã có một bộ hồ sơ tương đối hoàn hảo, vòng phỏng vấn sẽ giúp ứng viên gây ấn tượng trực tiếp với người tuyển sinh. Thông thường, người duyệt hồ sơ là người sẽ phỏng vấn nên họ đã tìm hiểu trước và rất kỹ những thông tin về ứng viên. Duy Thắng cho biết, vòng phỏng vấn quan trọng ở chỗ sẽ xác định ứng viên có phù hợp với trường hay không, đồng thời kiểm tra xem những gì ứng viên ghi trong hồ sơ có đúng sự thật hay không.
 
Do vậy, ngoài mặc trang phục phù hợp, đến đúng giờ, ứng viên còn cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu khác. Phạm Trường Nhật Thanh, sinh viên Trường Cao đẳng Macalester, tiết lộ: “Trước khi dự phỏng vấn, tìm hiểu kỹ về trường cũng như người phỏng vấn sẽ mang đến thuận lợi cho ứng viên”.
 
Đồng quan điểm, Nguyễn Hoàng Nam, sinh viên Trường NYU Abu Dhabi, cho biết thêm, nếu được nhiều trường mời đến phỏng vấn thì nên sắp lịch trường mình mong muốn học nhất phỏng vấn sau cùng để có thể thu thập kinh nghiệm từ những cuộc phỏng vấn trước đó. 

“Hãy xem người phỏng vấn mình giống như người thân ở nước ngoài về để tạo không khí thân thiện trong buổi phỏng vấn. Và sau khi phỏng vấn xong đừng quên gửi thư cám ơn đến người đã phỏng vấn mình”, Nguyễn Bảo Trương Anh tư vấn. 

Nguồn: Báo dân trí