Chiến thuật làm bài thi SAT (phần 2)

(Xem phần 1 tại đây )

Loại bỏ đáp án sai

SAT bao gồm hầu hết là những câu hỏi trắc nghiệm. Mà những câu hỏi trắc nghiệm sẽ trở nên rất dễ dàng nếu như bạn có một “chiến thuật” đúng đắn. Tại sao ư? Bởi câu trả lời đã được đặt ra ngay trước mắt chúng ta. Nó chị bị giấu trong hàng đống những câu trả lời sai khác và nhiêm vụ của chúng ta la phải tìm ra nó.

Làm bài thi SAT cũng đơn giản như vậy: bạn nhìn vào câu hỏi, nghĩ ra một đáp án và bingo: bạn tick vào câu trả lời của câu hỏi.

Nhưng cũng có lúc những vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn khi bạn không thể nào nghĩ ra câu trả lời dù đã “soi” rất kĩ đề bài. Nó có thể do bạn ko biết nghĩa của một từ nào đó, do bài toán quá khó hay cũng có thể là do bạn ko thể tìm ra được lỗi ngữ pháp của một câu. Tuy nhiên dù đó có là lí do gì đi chăng nữa, bạn cũng ko nên bỏ qua câu hỏi đó. Thay vào đó, trước tiên hãy cố loại đi những khả năng khác cho đên khi chỉ còn lại 1 đáp án cuối cùng. Hay dù chỉ có loại bỏ được 1 khả năng đi nữa thì bạn cũng đã tạo cho mình một lợi thế tốt hơn.

Cách loại bỏ đáp án sai phụ thuộc nhiều vào từng dạng câu hỏi trong bài thi SAT. Những phương pháp cụ thể mà chúng tôi đưa ra trong quyển sách này sẽ giúp bạn củng cố kĩ năng loại trừ cho từng dạng mà bạn sẽ gặp phải trong kì thi SAT mới. Còn bây giờ bạn chỉ cần nhớ rằng: việc ko thể trả lời ngay trước mỗi câu hỏi ko đồng nghĩa với việc bạn ko thể tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi đó.

Các cạm bẫy trong kỳ thi SAT

Cái bẫy trong kì thi SAT chính là ở những câu trả lời tưởng là đúng mà thực ra lại sai. SAT biết rằng sẽ có những người bị căng thẳng trong lúc làm bài thi. Những người như thế thường có những biểu hiện như sau:

– Họ làm bài thi cho đến khi gặp phải những câu hỏi không thể tìm ngay ra câu trả lời.

– Họ luôn nghĩ rằng: “ Hmm, mình sẽ liếc xuống những câu trả lời xem là mình có đang đi đúng hướng ko”

– Và BANG, họ sập bẫy khi tick vào những câu trả lời thoáng nhìn có vẻ đúng nhưng thực chất lại sai.

Để phát hiện ra những cái bẫy của SAT, đầu tiên chúng ta phải công nhận sự tồn tại của chúng. Điều thứ hai cần lưu ý là chúng ta cần có một chiến lược cụ thể, nếu không sẽ trở thành những “con mồi béo bở” cho những cái bẫy “chết người” này. Nói cách khác, không nên nhìn vào các đáp án trừ khi đã phần nào đoán được câu trả lời cần tìm. Và nếu như bạn đang dùng phương pháp loại trừ, cố nhận ra những cái bẫy được gài sẵn trong những câu đáp án. Một khi bạn nhận ra chúng, bạn có thể loại bỏ chúng ra khỏi những khả năng còn lại, tạo thêm lợi thế cho bản thân.

Những cái bẫy có rất nhiều dạng nhưng chắc chắn một điều chúng không phải là nhưng câu trả lời đúng. Cái gì của những cái bẫy này khiến chúng ta bị lừa vậy? Điều đó còn tuỳ thuộc vào từng phần của bài thi mà bạn làm.

Bẫy phần đọc hiểu: sự liên hệ giả mạo

Những cái bẫy SAT chủ yếu tập trung ở phần hoàn thành câu và đọc hiểu. Chúng đánh lừa chúng ta hầu hết ở mối liên hệ giả. Những mối liên hệ này tạo cho người thi có cảm giác nó phù hợp với hoàn cảnh câu nhưng thực chất chúng là những đáp án sai. Ví dụ sau sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này:

On Halloween night, five-year old Dilbert was —- to discover that he had received more candy than ever before.

(A) terrified

(B) delighted

(C) nonplussed

(D) distraught

(E) famished

Câu trả lời là B. Nhưng nếu chỉ đọc lướt qua và nhận thấy rằng câu hỏi về Halloween, bạn sẽ dễ dàng nghĩ rằng cậu bé 5 tuổi dilbert sẽ phải terrified. Hay nếu bạn thấy sự góp mặt của từ candy bạn có thể liên hệ đến việc đói, dẫn đến câu trả lời famished E. Những câu đáp án được đưa ra đều có thể cho ta cảm giác là câu trả lời đúng bởi nó đều liên quan đến một khía cạnh nào đó của câu hỏi. Đối với những người thi căng thẳng thì việc mắc phải những cái bẫy này là rất dễ xảy ra.

Và bạn có thể nhận ra rằng nếu như trong phần toán các câu trả lời sai đều là những cái bẫy không loại này thì loại khác thì trong fần đọc hiểu chỉ 1 đến 2 sự lụa chọn là bẫy mà thôi.

Không có bẫy trong phần viết

Và bây giờ là tin tốt lành: không có một cái bẫy nào trong phần thi viết (writing) SAT cả. Những câu hỏi trắc nghiệm và phần viết luận không chứa bất kì một loại bẫy nào cho nguời thi.Ví dụ như trong đề bài sau được lấy từ câu hỏi Phát triển đoạn của phần viết SAT:

Which of the following is the best way to revise the underlined portion of sentence 2, reprinted below?

Sixty-one percent of adults suffer from obesity, but around 3,000 people die every year from diseases directly related to it.

(A) suffer from obesity, but around

(B) suffer, from obesity but around

(C) suffer from obesity, and

(D) suffer from obesity, although

(E) suffer from obesity since

Phần viết SAT chỉ kiểm tra kiến thức ngữ pháp của bạn mà về ngữ pháp thì chỉ có đúng hoặc sai. Nói cách khác, không có bất kì một bẫy nào trong fần viết cả.

Điểm mục tiêu và chiến thuật làm bài

Điểm mục tiêu ảnh hưởng rất lớn đến chiến thuật làm bài của bạn trong việc thi kì thi SAT. Một học sinh mong muốn được điểm trên 700 sẽ phải có một lịch học khác hẳn một người chỉ cần khoảng 500 điểm. Bạn học sinh mong muốn được trên 700 sẽ phải trả lời được hầu hết tất cả các câu hỏi của bài thi, phải làm nhanh mà vẫn không được mắc các lỗi nhỏ không đáng có. Nhưng học sinh chỉ cần 500 không cần thiết phải làm hết tất cả các câu hỏi của bài. Trên thực tế, học sinh cần 500 thậm chí không cần phải cố gắng trả lời hết bởi họ có thể bỏ trống rất nhiều câu hỏi. Họ có thể chọn những câu hỏi nào họ có thể trả lời được và cố gắng chắc chắn trả lời đúng những câu hỏi đấy.

Bảng sau sẽ chỉ rõ hơn phần nào số câu bạn có thể bỏ trống trong mỗi phần của bài thi-Writing, Critical Reading và Math, tuỳ thuộc vào mục tiêu điểm của bạn.

Điểm mục tiêuSố câu bỏ trống
750–8000
700–7500–1
650–7001–3
600–6502–5
550–6004–8
500–5507–12
450–50010–16
400–45014–20
 

Bảng trên chỉ là một bản mang tính chất hướng dẫn khách quan. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không thể biết hểt được bạn sẽ thế nào khi làm một bài thi thật, bạn có trở nên căng thẳng ko, bạn có sơ suất ko, hay tốc độ làm bài của bạn thế nào…vv.. Nhưng điều quan trọng là bạn đã biết được những cạm bẫy có thể có và bạn có thể tìm ra cách để tránh được chúng. Chúng tôi không muốn bạn chỉ có thể nói “ Tôi không nghĩ tôi làm tốt lắm trong việc hoàn thành câu” hay “ Tôi nghĩ là thỉnh thoảng tôi còn nhầm lẫn trong hình học” mà chúng tôi muốn bạn có thể chỉ cụ thể ra những điểm mình còn yếu như “Tôi thấy mình còn yếu trong phần hoàn thành câu với 2 từ vựng” hay “những đường tròn và hình tam giác thật khiến tôi đau đầu”. Và một khi bạn đã tìm ra được điểm yếu của mình, hãy áp dụng cho mình phương pháp chuẩn bị SAT có hiểu quả nhất: biến những bài thi luyện tập thành những người huấn luyện viên SAT đắc lực nhất.