fbpx

Chiến thuật làm bài thi SAT (phần 1)

Điểm thi SAT và TOEFL là một trong những điều kiện đầu tiên giúp bạn chứng tỏ khả năng của mình trước Ban tuyển sinh trong cuộc đua giành học bổng vào các ĐH Mỹ. SAT có 2 kỳ thi chính: SAT I (SAT Reasoning Test) và SAT II (SAT Subject Test). Đề thi SAT I gồm 3 môn: Môn đọc chuyên sâu (Critical reading), môn Toán (Math) và môn viết (Writing).

Với môn đọc chuyên sâu, bạn nên đọc lướt qua bài đọc để có ấn tượng khái quát, khi gặp phải từ khó đừng cố tìm hiểu nghĩa mà cứ tiếp tục đọc. Sau khi đọc lướt qua, bạn hãy đọc từng câu hỏi, quay trở lại đoạn văn có liên quan, đọc kỹ lại và chọn câu trả lời (thông thường câu hỏi sẽ có một trích dẫn và dòng tương ứng trong bài đọc, từ đó giúp bạn tìm ra đoạn văn thích hợp). Tuyệt đối không nên chọn câu trả lời bằng trực giác hay trí nhớ. Với những câu trắc nghiệm về từ vựng, bạn nên chuẩn bị vốn từ vựng thật tốt và vận dụng khả năng phán đoán để loại suy. Một điểm yếu của học sinh Việt Nam là vốn từ vựng bị hạn chế, do đó bạn nên đọc thêm nhiều loại sách tiếng Anh để làm quen với cách viết đặc trưng, tập đoán nghĩa của từ dựa trên tình huống sử dụng. Nên tập trung học từ vựng 1 tháng trước khi thi.

Với môn viết, gồm 1 bài tiểu luận và những câu trắc nghiệm sửa lỗi, tìm lỗi bạn có thể áp dụng những mẹo sau: Nên lập dàn bài trong 3-4 phút cho bài tiểu luận. Tối thiểu bạn phải viết ra những ý mà bạn sẽ viết rồi sắp xếp sao cho hợp lý; sau đó viết thêm vài từ về những ví dụ mà bạn sẽ dùng để tránh quên mất khi đang viết. Hãy viết đơn giản, dễ hiểu nhưng không đơn điệu, hạn chế dùng những từ ngữ, câu văn quá chải chuốt, phức tạp.

Chiến thuật làm bài thi SAT 

Đoán hay không đoán?
Chúng ta có nên đoán trong kì thi SAT hay không? Câu trả lời nằm trong chính câu hỏi SAT mà chúng tôi dựng ra sau:

You are taking a test. On a particular question, though, there has been a printing error. The question wasn’t printed at all! But the five answers have been printed. One of the five answers is right, but you don’t know which one. If you randomly guess and pick an answer, what’s the probability you’ll choose the “right” answer?

(Bạn đang làm một bài kiểm tra. Bỗng nhiên có một câu hỏi do lỗi in ấn mà mất hết cả phần đề bài. Duy chỉ có 5 câu hỏi vẫn được nhìn thấy rõ. Một trong số đó là câu trả lời đúng nhưng bạn ko thể nào biết được đó là câu nào. Bạn lấy bừa một đáp án và tick vào đó. Vậy tỉ lệ đúng của bạn trong câu hỏi đó là bao nhiêu?)

Câu hỏi trên cũng tương tự như hoàn cảnh bạn phải đoán câu trả lời trong kì thi SAT. Nếu bạn cứ mò một đáp án trong 5 đáp án còn lại thì bạn vẫn có 20% khả năng sẽ chọn được câu trả lời đúng. Nói cách khác, nếu bạn thậm chí ko thèm liếc một cái vào các đáp án mà cứ tick bừa một câu trả lời thì cứ 5 lần đoán bạn vẫn có thể có 1 lần chính xác.

Thế còn 0.25 điểm trừ từ mỗi câu trả lời sai thì sao? Bản thân chính con số phạt đấy cũng ko phải tự nhiên mà có. Nó được đặt ra nhằm hạn chế tối đa việc ăn điểm từ đoán mò trong kì thi. Nếu bạn đoán 5 câu hỏi mà được 1 câu hỏi đúng (trường hợp này thường xuyen xảy ra) thì tổng điểm gốc cho 5 câu trả lời đó sẽ như sau:

1 câu đúng = 1 điểm gốc

4 câu sai * (-0.25) cho mỗi câu = -1 điểm gốc.

Và kết quả là bạn vẫn chẳng được điểm nào cho 5 câu hỏi này.

Vậy việc đoán trong bài thi là hoàn toàn vô nghĩa và mất thời gian? Hoàn toàn SAI.

Những nguyên tắc cơ bản khi đoán

Việc suy đoán sẽ chỉ trở nên mất thời giờ khi bạn chọn từ cả 5 đáp án cho sẵn. Nhưng ko có ai bắt bạn phải chọn từ cả 5 đáp án đó cả. Nói cách khác, nếu bạn biết cách suy đoán hợp lí, bạn có thể loại bỏ được vài khả năng trước khi hoàn toàn “dựa vào sự may mắn của bản thân”. Chẳng hạn như trong bài tập hoàn thành câu sau:

In Greek mythology, Hades, the realm of the dead, is guarded by —- dog.

(A) an anthropomorphic

(B) a sanguinary

(C) a sesquipedalian

(D) a delicious

(E) a sententious

Chúng tôi chọn ví dụ này bởi nghĩ rằng các bạn có thể không biết nghĩa của 4 từ: anthropomorphic, sanguinary, sesquipedalian hay sententious. Cả 4 từ này đều ít xuất hiện hơn các từ vựng khác trong kì thi SAT. Nhưng bạn chắc chắn sẽ biết nghĩa của từ delicious và có thể loại ngay câu trả lời này (a delicious dog???).

Đúng là bạn vẫn chưa thể biết được câu trả lời cuối cùng bởi bạn mới chỉ loại được mỗi từ delicious. Nhưng một khi đã xác định được delicious ko phải là câu trả lời, việc của bạn bây giờ sẽ chỉ là đoán 1 trong 4 từ còn lại thay vì 5 từ như trước. Và bây giờ tỉ lệ của bạn sẽ là 1 câu trả lời đúng cho mỗi 3 câu trả lời sai:

1 câu đúng = 1 điểm gốc

3 câu sai * (-0.25) cho mỗi câu = 0.75 điểm gốc

Cuối cùng bạn sẽ được tổng cộng là 0.25 điểm gốc. Nói cách khác, chỉ cần biết chắc một đáp án là sai thôi, lợi thế sẽ thuộc về bạn. Và 1 hay chỉ cần 0.25 điểm gốc thôi sẽ trở nên cực kì đáng giá.

Cuối cùng, tất cả những dẫn chứng trên chỉ để kết luận rằng:

Nếu bạn có thể loại bỏ dù chỉ một lựa chọn trong các câu trả lời, luôn luôn đoán.

Suy đoán là cách lấy điểm từng phần

Tuy vậy, một vài người không ủng hộ với việc suy đoán này. Họ cho rằng việc đó cũng tương tự như gian lận trong bài thi và nó sẽ thiên vị những người ko biết gì và chỉ coi SAT như một trò chơi “mò chữ”.

Và nếu bạn là một trong số những người trên thì hãy làm quen với viêc suy đoán đi bởi: thứ nhất chính bạn sẽ làm mất đi cơ hội tăng điểm của mình nếu như ko chịu suy đoán trước những câu hỏi khó. Thứ hai: việc suy đoán hợp lí chỉ là một dạng của việc lấy điểm theo từng phần.

Quay trở lại với ví dụ về hoàn thành câu đã cho ở trên. Hầu hết mọi người chỉ loại bỏ được một khả năng là delicious. Nhưng giả sử bạn còn biết thêm từ sententious có nghĩa là “given to pompous moralization” (lên mặt dạy đời) và hiểu rằng không có một chú chó nào “hay thuyết trình về đạo đức” lại đi canh cổng cho thế giới âm phủ Hy lạp xưa cả. Bây giờ, bạn chỉ cần đoán 1 trong 3 khả năng còn lại của câu hỏi, giúp bạn có một tỉ lệ là 1 câu đúng cho mỗi 2 câu trả lời sai.

Nhớ rằng kiến thức của bạn càng nhiều thì lợi thế và điểm bạn đạt được trong việc suy đoán càng tăng.

Việc suy đoán trong các câu hỏi điền số (Grid-ins)

Không có bất cứ một hình phạt nào trong việc suy đoán ở những câu hỏi điền số. Dù bạn có đoán sai đi nữa thì bạn vẫn ko bị trừ một điểm nào. Nhưng có một vấn đề cũng khá nhức nhối khác là phần trăm suy đoán đúng của bạn trong những câu hỏi kiểu này là rất nhỏ chỉ 1/14400. Điều này có nghĩa là dù ko có bất cứ một điểm trừ nào đe doạ thì nếu bạn không có một chút khái niệm nào về câu trả lời thì cũng chẳng có tác dụng lắm trong viêc suy bừa một đáp án.

Còn trong trường hợp bạn đã tính toán kĩ lưỡng và có câu trả lời, hãy cứ đánh dấu vào bảng số dù cho bạn có không chắc chắn về kết quả của mình.

(Xem tiếp phần 2 tại đây)

Sưu tầm