Sinh viên quốc tế ở Mỹ đang ngày càng trở nên hứng thú hơn với những ngành STEM.

Một bài báo đã cho thấy rằng, kĩ thuật là ngành được yêu thích nhất đối với những sinh viên quốc tế năm 2015-2016.

1

Số lượng những sinh viên đến từ Ấn Độ ở Mỹ đã tăng 25% so với năm trước.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các trường cao đẳng, đại học và những nhà tuyển dụng ở Mỹ có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế trong một năm học, một tờ báo vừa công bố hôm nay.

Trong năm 2015-2016, đã có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế ở Mỹ theo học bậc đại học và các chương trình học không cấp bằng, như các khóa học tiếng Anh chuyên sâu và đào tạo thực tiễn, qua chương trình trao đổi học sinh quốc tế của tờ Open Doors năm 2016, một khảo sát hàng năm của Viện Giáo dục quốc tế trong quan hệ hợp tác với Bộ Giáo dục và Văn hóa Hoa Kỳ cho thấy. Con số đã gia tăng 7,1% so với năm trước.

Trong thập kỷ qua, số lượng tổng thể các sinh viên quốc tế ở Mỹ đã tăng lên gần 85%.

Sinh viên đến Mỹ để học rất nhiều ngành khác nhau, xem ảnh dưới. Nhưng những ngành phổ biến nhất là những ngành liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học- được gọi tắt là STEM.

2

Trong năm 2015-2016, nhiều sinh viên quốc tế theo học và đào tạo trong những những ngành kỹ thuật hơn là những ngành kinh doanh và quản trị.

Bài báo cho thấy hơn 1/3 số sinh viên quốc tế ở Mỹ năm 2015-2016 đều đang theo học kĩ thuật hoặc toán học và khoa học máy tính.

Trong tổng số, có 216.932 sinh viên đang theo học và đào tạo ngành kĩ thuật, tăng 10,3% so với năm trước và 141.651 sinh viên thuộc ngành toán học và khoa học máy tính , tăng 25.4% .

Ngành kỹ thuật đã thay thế vị trí số 1 của ngành kinh doanh và quản trị năm 2014-2015, để trở thành ngành học phổ biến nhất của những sinh viên không phải quốc tịch Mĩ.

Sự gia tăng trong ngành kỹ thuật này được tạo ra, phần lớn là do số lượng đông đảo những sinh viên từ Ấn Độ đến Mĩ, Rajika Bhandari- phó chủ tịch nghiên cứa và đánh giá ở IIE nói, Ở rất nhiều các quốc gia và nền văn hóa, ví dụ như Ấn Độ, “Ngành STEM có giá trị, tầm quan trọng và sự uy tín nhất định khi so sánh với các ngành như khoa học xã hội và nhân văn” cô cho biết.  

3

Đây là 10 quốc gia gửi nhiều sinh viên quốc tế đến Mỹ nhất trong năm 2015-2016. Trong tất cả, 42.7% số sinh viên đến từ Trung Quốc theo học các ngành STEM, tương tự là 80.1% số sinh viên đến từ Ấn Độ và 44.7% sinh viên đến từ Ả Rập Saudi.

Số sinh viên Ấn Độ ở Mỹ tăng 24.9% trong năm 2015-2016, lên 165.918 sinh viên. Và một con số đáng ngạc nhiên là 80.1% số sinh viên đến từ Ấn Độ năm đó theo học những ngành IIE xếp loại vào những môn STEM- kĩ thuật, ngành y tế, toán học, khoa học máy tính và khoa học vật lí và xã hội.

Một sinh viên như vậy là Karan Syal, sinh viên tiến sĩ 6 năm đến từ Panjab, Ấn Độ, tại Đại học bang Arizona theo học ngành kĩ thuật y sinh. Nghiên cứu của anh tập trung vào vi khuẩn kháng kháng sinh và một thiết bị mới có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhận dạng được chúng một cách nhanh chóng hơn.  Syal đã dành được bằng cử nhân và thạc sĩ từ Viện Công nghệ Madras của Ấn Độ. Anh nói rằng anh đã bị lôi kéo đến Mỹ để học nghiên cứu tiến sĩ, vì cấu trúc của chương trình tiến sĩ ở Mỹ bao gồm một sự kết hợp giữa các môn học và những bài nghiên cứu tốt hơn so với những chương trình ở các nước khác mà anh ấy đã quen thuộc.  

Một yếu tố nữa làm tăng số lượng sinh viên quốc tế ở Mỹ theo ngành STEM là được gia hạn thêm 24 tháng chương trình đào tạo thực hành tùy chọn, điều này đã có hiệu lực vào đầu năm đó, Bhandari cho biết. OPT cho phép những sinh viên quốc tế được ở lại Mỹ sau khi họ đã hoàn thành chương trình học để thực tập trực tiếp những gì liên quan đến ngành học của mình.

Tổng số có 147.498 sinh viên quốc tế đã tham gia vào OPT năm 2015-2016, tăng 22.6% so với năm trước.

Mặc dù ý tưởng đến Mỹ du học với tư cách một sinh viên quốc tế ban đầu có vẻ hơi nản, nhưng những học sinh như Syal và Junru Ren- một sinh viên năm 3 ngành kĩ thuật máy tính tại trường Đại học California- San Diego đến từ Trung Quốc, nói rằng họ vẫn có thể liên kết được với môi trường học và cộng đồng ở Mĩ.        

“Tôi đã rất lo lắng với những khó khăn mà tôi phải đối mặt khi xa nhà cũng như phải tiếp xúc với một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt.” Ren nói. Nhưng sau 2 năm gia hạn thêm chương trình học của mình, anh cho biết trải nghiệm ở UCSD quả là “cực kì tuyệt vời”.

(Summit tổng hợp từ USnews)