Năm Covid, chính sách tuyển sinh của các Đại học Mỹ có gì khác?

Đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến và diễn biến phức tạp toàn cầu đã tác động thay đổi đáng kể đến chính sách tuyển sinh và cách đánh giá hồ sơ của hội đồng tuyển sinh Mỹ.

Cô Trần Phương Hoa – tốt nghiệp loại ưu ÐH Middlebury (top 9 Liberal Arts Hoa Kỳ), thành viên Hiệp hội tư vấn du học đại học quốc tế với 15 năm kinh nghiệm tư vấn du học chuyên nghiệp đã chia sẻ những xu hướng chính của du học Mỹ nhằm cập nhật thông tin về du học Mỹ sau một năm Covid đầy biến động. Mùa hồ sơ năm nay, việc ứng tuyển du học Mỹ có nhiều sự khác biệt, khiến hội đồng tuyển sinh, học sinh, phụ huynh đều bối rối. Các bộ tiêu chí tuyển sinh hoặc số lượng nộp hồ sơ có tăng giảm một cách khó dự đoán.

Năm Covid, chính sách tuyển sinh của các Đại học Mỹ có gì khác? - 1
Cô Trần Phương Hoa chia sẻ các xu hướng tuyển sinh vào ĐH Mỹ.

Theo cô Hoa, trong đợt nộp hồ sơ sớm ED năm nay, tuy một số trường nhỏ, ít tên tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do Covid, ở các trường top đầu của Mỹ (top 1-50) lại có một điểm tương đối thú vị là bất chấp dịch bệnh, số lượng hồ sơ tăng nhiều. Có vẻ tình hình dịch bệnh không được tốt gây lo ngại nhưng kỳ vọng của phụ huynh vào vắc xin cũng như chất lượng giáo dục Mỹ vẫn rất lớn. Điển hình, theo một số nguồn thông tin từ các nhà tuyển sinh và chuyên gia, 8 ĐH Ivy Leaguage đều có lượng hồ sơ đăng ký tăng khoảng 20-50% trong đợt nộp hồ sơ sớm vừa rồi. Đặc biệt, trường ĐH MIT có mức tăng gần 60%, trường ĐH Cornell tăng khoảng 30% – 50%.

Một số yếu tố đã có thể ảnh hưởng tới hiện tượng thú vị trên: Một lượng học sinh tháng 5 năm trước tốt nghiệp nhưng vì tình hình dịch bệnh chưa muốn đi học ngay nên đã gap year, apply lại. Một lượng học sinh nữa tăng do có thể trước đây điểm số SAT/ACT cao là trở ngại tương đối lớn trong việc nộp hồ sơ nhưng năm nay vì dịch bệnh, đa số các trường không bắt buộc nộp điểm SAT/ACT. Do đó, nhiều thí sinh điểm chuẩn hóa chưa cao hay chưa kịp thi nhưng có thành tích học tập và ngoại khóa tốt mạnh dạn ứng tuyển vào các trường top hơn so với các năm trước.

Một lý do nữa có thể là năm nay vì Covid-19 các học sinh Mỹ hay quốc tế đều không di chuyển được nhiều, khó tham gia hoạt động ngoại khóa cả mùa hè và mùa thu nên có thời gian viết luận, chuẩn bị hồ sơ hơn, nộp sớm hơn bình thường. Nhiều trường Đại học Mỹ cũng đã gia hạn thời gian nộp hồ sơ khoảng vài ngày hay thậm chí 2 tuần so với các năm trước. Một yếu tố quan trọng khác có thể là do tâm lý nhiều phụ huynh học sinh lo ngại vòng sau ứng tuyển sẽ khó khăn hơn nữa, ít hỗ trợ tài chính nên chọn nộp hồ sơ sớm.

Cô Hoa khuyên các thí sinh trong các năm tới học sinh Việt Nam và học sinh quốc tế nên cố gắng chuẩn bị kỹ càng để nộp vòng hồ sơ sớm. Các trường đại học ở Mỹ thường sử dụng 30-50% chỉ tiêu tuyển sinh ở vòng sớm để họ lấy một số lượng học sinh nhất định. Các đợt sau khá rủi ro cho các trường vì có những ứng viên nộp cùng lúc hồ sơ vào đến 20 trường nên trường không biết học sinh được nhận có đi học trường mình hay không.

Do Covid, năm nay các trường khá cập rập trong quá trình tuyển sinh cũng như bắt buộc phải có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn, hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ hàng năm thường phải đi “tour” tổ chức các buổi cung cấp thông tin, người phụ trách Đông – Bắc Mỹ, người phụ trách Trung Mỹ, người phụ trách miền Nam, người chuyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương… Năm nay, các đại diện tuyển sinh buộc phải tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến qua Zoom. Đặc biệt, có khá nhiều trường yêu cầu các nhân sự làm việc từ nhà trong những khoảng thời gian dịch nặng hay giảm thời lượng họ đến văn phòng trường.

Do việc tổ chức và sắp xếp của trường có thay đổi, số lượng hồ sơ nhận được cũng nhiều bất thường nên việc đọc và duyệt hồ sơ cũng chậm hơn mọi năm với một số trường. Một số trường chọn cách nới thời gian đọc, chấm để đảm bảo lọc được công bằng, chính xác, lùi thời gian trả kết quả so với mọi năm hay trả kết quả theo đợt. Một số trường cũng gia tăng việc cho học sinh vào trạng thái chờ vòng hồ sơ thường để có thể xem xét kỹ thêm hoặc gia đình có thể tăng thêm đóng góp tài chính rồi mới quyết định.

HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TĂNG HAY GIẢM TRONG MÙA COVID-19?
Một vấn đề mà phụ huynh, học sinh quốc tế thường quan tâm là hỗ trợ tài chính sẽ tăng hay giảm trong thời gian dịch bệnh. Theo cô Hoa, chính sách hỗ trợ tài chính không đồng nhất giữa các trường. Có một số trường vẫn có tài chính tốt vì họ may mắn gây quỹ được hàng chục triệu đô ngay trước Covid-19. Một số trường tuy khó khăn do Covid nhưng chủ trương cắt giảm một số khoản khác nhưng vẫn chào đón các em học sinh quốc tế và duy trì mức học bổng cao.

Trong khi đó, ở một số trường khác, tùy thuộc hội đồng nhà trường ưu tiên gì, ví dụ một số trường ưu tiên cho trả lương giáo sư hay duy trì các dự án xây dựng còn dang dở, thì họ buộc có thể phải cắt giảm gói hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Có trường ưu tiên chọn cách thay vì năm trước nhận 4-5 học sinh thì năm nay chỉ nhận 1-2 học sinh nhưng vẫn cho mức hỗ trợ tài chính tốt trên đầu một sinh viên.

Năm Covid, chính sách tuyển sinh của các Đại học Mỹ có gì khác? - 2
Các bậc phụ huynh, học sinh tham dự hội thảo.

Cô Hoa lưu ý, vì chính sách tài chính giữa các trường khá khác nhau nên việc tìm hiểu, trao đổi thông tin rất quan trọng để biết năm nay một trường có xu hướng chào đón học sinh Việt Nam hay không và có thể hỗ trợ bao nhiêu. Theo cô Hoa, nhìn chung tình hình rất may không quá tệ dự đoán ban đầu và học sinh Việt Nam vẫn được các đại học Mỹ chào đón; chính sách nhập học, visa vẫn bình ổn. Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh các trường vẫn muốn gia đình ứng viên đóng góp mức tài chính nhiều hơn, vì như vậy, họ có thể nhận tăng thêm các ứng viên chỉ dựa chủ yếu vào chất lượng hồ sơ mà không phải lo lắng về ngân sách hỗ trợ tài chính.

“Hàng năm, luôn có một số lượng học sinh nhỏ Việt Nam được các học bổng toàn phần hay gần toàn phần. Tuy nhiên, các hồ sơ này thường rất xuất sắc với nhiều giải thưởng cấp quốc gia quốc tế, điểm SAT/ACT gần tuyệt đối hay hoạt động ngoại khóa đặc biệt mạnh. Với các gia đình có điều kiện tài chính tốt thì không nên quá quan tâm tới “săn học bổng” mà làm giảm cơ hội được nhận của con mình vào các trường top đầu, bởi càng xin nhiều hỗ trợ tài chính nhiều thì cạnh tranh để vào trường càng gay gắt hơn”.

Dịch Covid-19 đã khiến phần lớn du học sinh Việt tại Mỹ phải học online và khi mùa xuân tới vẫn có nhiều khả năng sẽ phải học online tiếp. Tuy nhiên, hiện chính phủ Mỹ đã đặt mua hàng trăm triệu liều vắc xin Covid-19 và đã tiêm xong hơn 1 triệu mũi đầu tiên. Các đại học và phụ huynh học sinh đều đang mong chờ việc tiêm chủng được đẩy nhanh để dịch bệnh không còn ảnh hướng đến các thí sinh nộp hồ sơ các mùa năm sau.

? Tìm hiểu chương trình tư vấn du học 2021-2022, nhận buổi tư vấn du học miễn phí & đặt lịch kiểm tra IELTS/SAT/TOEFL miễn phí: https://summit.edu.vn/TVDH-DAN-TRI-1-1201

? Xem thêm Kết quả apply ED1/ED2/EA/RD du học Mỹ & Canada mùa 2020-21 (tính đến 21/12/2020): https://summit.edu.vn/ket-qua-apply-ed1ed2eard-du-hoc-my-canada-mua-2020-21-tinh-den-21122020/

Nguồn: Dân Trí