fbpx

Viết 80 bài luận trước khi mở cánh cửa Stanford

Bùi Mạnh Hùng là cựu học viên xuất sắc của chương trình Tư vấn du học Summit khoá 2018-2019. Ở tuổi 21, Bùi Mạnh Hùng hiện là sinh viên cao học khoa học máy tính tại ngôi trường danh tiếng Stanford (Mỹ). Ba năm trước, bạn được nhiều người biết đến khi đạt TOEFL iBT cận tuyệt đối 119/120, nhận học bổng từ 9 trường đại học lớn của Mỹ.

Tự nhận bản thân khá tham vọng, bạn cho biết lúc đó nộp đơn vào gần hết các trường đại học có tiếng tại Mỹ như Harvard, Yale, Stanford… bên cạnh một số trường an toàn. 

Chính vì vậy bạn đã cố gắng viết đến gần 80 bài luận với những chủ đề khác nhau để phù hợp đòi hỏi từng trường. Sau dồn dập “hung tin” thì Hùng mới bắt đầu nhận được thư chúc mừng từ các trường, và tin vui của Trường đại học Stanford đến cuối cùng.

MỘT KHI ĐÃ LÀM, SẼ TẬP TRUNG CAO ĐỘ

Lớn lên trong một gia đình có truyền thống ngành dược ở Hà Nội, Mạnh Hùng từng dự định chọn con đường tương tự. Dẫu vậy, khi vào Đại học Stanford và nhận ra thế mạnh của trường là về khoa học máy tính, bạn quyết định chuyển ngành.

“Tôi nghĩ khi đã may mắn được trao nhiều cơ hội trong cuộc sống thì mình phải nỗ lực góp phần tạo ra một “di sản” cho xã hội. Đúng là tôi từng muốn đi theo ngành hóa sinh và hoạt động xã hội, nhưng tôi cũng nghĩ hoàn toàn có thể linh động áp dụng công nghệ thông tin làm bàn đạp, giải quyết các hướng đi trên hiệu quả, thậm chí ở quy mô lớn hơn”, Hùng chia sẻ.

Càng học càng say mê, bạn đăng ký số lượng tín chỉ tối đa cho mỗi học kỳ (20 tín chỉ thay vì chỉ cần hoàn thành 12 tín chỉ) và học vượt tiến độ. Với kết quả học tập luôn đạt điểm cao, sau đó bạn được nhận vào thẳng chương trình cao học dù chưa tốt nghiệp đại học.

“Sở dĩ tôi nhắc nhiều về việc tự thấy mình không quá thông minh vì từ thời tiểu học đến tận bây giờ, tôi thấy bạn bè xung quanh luôn có rất nhiều người thông minh hơn mình. Ngay như kỳ thi SAT tôi cũng phải thi đến 3 lần mới đạt được số điểm mong muốn. 

Có lẽ câu nói “thiên tài gồm 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện” của vĩ nhân Thomas Edison khá đúng với trường hợp của tôi. Tôi nghĩ việc bản thân có thể làm tốt nhiều thứ cùng lúc một phần do có sự hỗ trợ hiệu quả từ thầy cô, bạn bè, gia đình”, bạn chia sẻ.

Hùng cho biết khi xác định đã đến giờ học tập hay nghiên cứu thì sẽ tập trung tối đa, bạn sẽ tắt nguồn điện thoại, thoát khỏi các ứng dụng không liên quan trên laptop, chỉ để trên bàn những tài liệu phục vụ cho việc đang làm… và áp dụng nguyên tắc làm việc Pomodoro (làm việc 25 phút, thư giãn 5 phút). 

“Giai đoạn đầu không dễ dàng vì cuộc sống thời công nghệ có nhiều thứ dễ khiến chúng ta xao nhãng, nhưng tôi tin khi bản thân nỗ lực sẽ rèn được tinh thần kỷ luật này”, bạn chia sẻ.

TẤM VÉ VÀNG VÀ CÂU CHUYỆN “PHÙ HỢP NHẤT”

Thời điểm Hùng nhận được thư mời nhập học và học bổng toàn phần từ các ngôi trường lớn như đại học Stanford, Berkeley, Johns Hopkins, Rice, UCLA…, bạn nhận về nhiều lời trầm trồ từ bạn bè lẫn cộng đồng mạng. 

Dẫu vậy Hùng ở tuổi 21 không ngại chia sẻ về một “góc khuất” thời điểm đó ít người biết là số trường cho bạn “trượt vỏ chuối” cũng nhiều không kém!

Tự nhận bản thân khá tham vọng, bạn cho biết lúc đó nộp đơn vào gần hết các trường đại học có tiếng tại Mỹ như Harvard, Yale, Stanford… bên cạnh một số trường an toàn. 

Chính vì vậy bạn đã cố gắng viết đến gần 80 bài luận với những chủ đề khác nhau để phù hợp đòi hỏi từng trường. 

“Điều khiến tôi sốc nhất là một số trường mình chắc chắn bản thân có vé vào vì “vượt ngưỡng” các tiêu chuẩn đầu vào của họ nhưng cuối cùng lại bị đánh trượt. Trường đầu tiên báo kết quả trượt. 

Rồi trường mà tôi rất yêu thích, đặt nguyện vọng đầu (restricted early decision) thì tôi cũng trượt nốt. Có giai đoạn tôi vô cùng căng thẳng, thậm chí không hiểu chuyện gì đang xảy ra”, Hùng nhớ lại.

Sau dồn dập “hung tin” thì Hùng mới bắt đầu nhận được thư chúc mừng từ các đại học còn lại, và tin vui của Trường đại học Stanford đến cuối cùng. 

“Tôi cũng rất thích Stanford nhưng thật lòng thì chưa bao giờ tin bản thân sẽ đỗ, vì nhiều trường thường còn trượt thì mong đợi gì ở ngôi trường hàng đầu? Hôm có kết quả tôi chẳng mấy quan tâm, mẹ mới là người kiểm tra email và khi bà hét toáng lên tôi mới biết mình đỗ”, bạn bật cười chia sẻ.

Thông qua câu chuyện trên, Hùng nhận ra một thông điệp của cuộc sống là đôi khi có những kết quả tốt đẹp nhất sẽ đến với những ai phù hợp nhất, người giỏi nhất không nhất thiết sẽ luôn đứng đầu. 

Khi được hỏi về thần tượng hoặc các cá nhân bạn ngưỡng mộ, Hùng liệt kê những cái tên đều là người Việt. “Họ đều trẻ và có trí tuệ, tính cách đáng để tôi học hỏi và phấn đấu mỗi ngày”, Hùng cho biết.

Nguồn: https://tuoitre.vn/viet-80-bai-luan-truoc-khi-mo-canh-cua-stanford-20211002105840598.htm