fbpx

4 câu hỏi thường được dùng để phỏng vấn thí sinh ở Havard

Có 39.000 người đăng kí ứng tuyển vào Đại học Harvard khóa 16-20, và chỉ có hơn 2.100 thí sinh trúng tuyển. Vị chi tỉ lệ trúng tuyển của trường năm nay đạt mức 5%. Để gạn lọc số thí sinh này, học viện Ivy League tiếp nhận 15.000 cựu sinh viên nam và nữ trên toàn thể 50 bang của Mĩ cùng với một số các quốc gia khác với tư cách phỏng vấn viên.

Phần lớn các thí sinh ứng tuyển vào Harvard sẽ được phỏng vấn tại khu vực sinh sống, với 1 phỏng vấn viên sở tại; dù vậy các cuộc phỏng vấn không phải lúc nào cũng được sắp xếp do số lượng phỏng vấn viên hạn chế trong một số khu vực. Một trong số các phỏng vấn viên, Jillian Bayor từng phỏng vấn các thí sinh ở miền Nam Carolina hằng tuần trong khoảng thời gian mùa ứng tuyển 1998, 1999, 2000.

Theo Jillian, trong khoảng 2 tuần trước kì phỏng vấn Harvard sẽ gửi cô danh sách thí sinh mà cô sẽ làm việc cùng; cộng với các tài liệu ứng tuyển của họ. Cô có nhiệm vụ liên lạc với thí sinh để sắp xếp 1 cuộc phỏng vấn trực tiếp, thường bắt đầu sau giờ dạy học. Các cuộc phỏng vấn thường kéo dài trong khoảng 45 phút tới 1 tiếng đồng hồ, với các trường hợp hãn hữu là 30 phút.

Jillian Bayor tốt nghiệp Harvard với bằng thạc sĩ năm 1995. Cô cho biết rằng trước khi bắt đầu công việc sát hạch, bạn sẽ được cung cấp 1 tài liệu dài 80 trang hướng dẫn cụ thể về công tác phỏng vấn tuyển sinh.

“Họ quản lí rất chặt các khâu như thế này và bạn sẽ được ho đào tạo bài bản để có thể viết được đúng kiểu báo cáo, đúng các nhận định cần có và làm nổi trội được các đặc điểm của thí sinh mà ban tuyển sinh – “hội nghị bàn tròn” có trách nhiệm đưa ra phán quyết cuối cùng – kiếm tìm. Bạn cần phải viết các bản báo cáo đó sao cho chúng thay mặt ứng viên một cách tối ưu.” – theo Bayor

Cô cũng cho biết thêm, các phỏng vấn viên của Harvard cần hiểu rõ tầm quan trọng của công việc họ đang làm.

“Bạn thật sự phải lựa chọn cẩn thận hết mức có thể. Các thí sinh được chọn phải là những cá nhân thật sự có thể vượt qua những khó khăn trong học tập và cả những thử thách về mặt tâm lí khi theo học tại một ngôi trường danh tiếng như vậy; ngoài ra họ còn phải có khả năng tư duy ở một tầm cao hơn bình thường. Đó là những điều bạn tìm kiếm ở thí sinh.”

Hơn nữa, Jillian muốn tìm các thí sinh có thể giao tiếp đứng đắn với cô ta thay vì chờ đợi câu hỏi và đưa ra các câu trả lời máy móc.

Dù Jillian nói rằng cô ấy sẽ thay đổi các câu hỏi để phù hợp với tình huống và cá nhân thí sinh, những câu hỏi sau đã được sử dụng nhiều nhất:

1

BẠN ĐANG MONG CHỜ ĐIỀU GÌ KHI HỌC ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG?

Trước khi phỏng vấn các thí sinh, Bayor tiết lộ rằng cô và văn phòng tuyển sinh tại Cambridge, Massachusetts đã đọc đơn ứng thí và biết tất cả mọi thứ cần biết về thí sinh.

Tuy nhiên cô vẫn muốn bắt đầu cuộc phỏng vấn với một vài câu hỏi nhẹ nhàng, dù có thể biết trước câu trả lời.

“Các thí sinh khi bước vào phòng phỏng vấn thì dù thông minh hay thành đạt cỡ nào, cũng sẽ rất run, rất lo lắng – phỏng vấn ứng tuyển vào Harvard luôn là một thứ đáng sợ” – cô giải thích. “Nên, để bắt đầu cuộc phỏng vấn tôi thường hỏi các câu hỏi nhẹ nhàng để giúp họ ổn định tâm lí cũng như để cho thấy rằng tôi không ghê mà chỉ đang muốn tìm hiểu con người thật của họ một cách toàn diện nhất có thể.”

Ngoài việc có khả năng làm tan băng, Bayor cho biết câu hỏi này giúp cô hiểu được mức độ tập trung và quyết tâm vào Harvard của thí sinh đạt đến đâu.

“Tôi thấy rằng các thí sinh có ý thức cạnh tranh cao là những thí sinh biết rõ ràng định hướng tương lai của mình là gì – ngay cả khi điều đó thay đổi sau này”.

“Hầu hết các câu trả lời sẽ rất mông lung – bạn sẽ nhận ra cả sự bối rối – tuy nhiên nếu thí sinh trả lời tự tin hơn thường biết được mục tiêu của mình là đâu”, theo Bayor.

Tiếp theo đó cô sẽ khai thác câu hỏi bằng cách tìm hiểu lí do chọn ngành của thí sinh, qua đó thấy được cụ thể mức độ và hình thức của sự ham học của thí sinh.

“Với các trường như Harvard, bạn cần các sinh viên biết cách hỏi và ham hỏi”, Jillian giải thích. “Nói đơn giản thì bạn đang gạt ra những thí sinh không thực sự muốn hoặc không thực sự thuộc về môi trường sư phạm tại Harvard. Tôi thật sự thông cảm cho các em đó – có thể họ đã bị gia đình ép buộc phải ứng tuyển và không muốn vào đây chút nào.”

Sau nửa tiếng đồng hồ “sơ giao” như vậy, Jillian sẽ thấy được liệu thí sinh có đủ tiềm năng cạnh tranh với các thí sinh khác không. Nếu không cô ấy sẽ không đưa ra bất kì câu hỏi khó nào và kết thúc phỏng vấn sớm. Nhưng nếu cô cho rằng thí sinh này khá thú vị và có tiềm năng thì cô sẽ tạo “đất diễn” cho họ

2

ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT BẠN TỪNG TRẢI NGHIỆM KHI CÒN Ở TRƯỜNG LÀ GÌ?

“Họ sẽ không chuẩn bị câu hỏi đó. Chẳng ai muốn nhớ lại những điều tồi tệ đã xảy ra.” Bayor nói.

Jillian giải thích rằng, nếu bạn hỏi một người về một trải nghiệm tồi tệ, bạn sẽ nhận được những câu trả lời chân thật.

Cô lưu ý rằng câu hỏi này không có câu trả lời nào đúng – trải nghiệm đó có thể tồi tệ về mặt học tập, đời sống, hay cả về sức khỏe nữa. “Nó có thể về bất cứ thứ gì – thứ mà tôi muốn thấy thực sự chỉ là cách tường thuật tình huống thôi.”

Sau đó cô ta sẽ chú ý đến việc thí sinh phản ứng với tình huống như thế nào.

“Việc thí sinh ‘bật lại’ trong tình huống sẽ là thứ có thể trở thành điểm cộng cho bài đánh giá của tôi. Ta sẽ tìm hiểu liệu thí sinh có khả năng vượt qua những thử thách không, và đặc biệt là có thể tự tin kiểu “bạn biết đấy, việc đó khá là tồi tệ, và tôi đã vượt qua nó dù điều rất rất khó khăn; tôi đã có thể làm việc A, B, C, D… một cách tích cực…. Tóm lại, bạn muốn kết thúc mọi thứ bằng một điều gì đó tích cực”

Ngay cả khi điều tích cực kể trên là “chịu đựng, bỏ qua và bước tiếp”, theo Bayor “điều đó cho thấy thái độ tích cực, lạc quan mà tôi cho rằng rất quan trọng khi bạn tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như Harvard. Bạn cần làm quen với thất bại, với việc bị loại mà vẫn đủ tâm thế để tiếp tục cố gắng. Thiên hướng ‘bật lại’ đối với tôi là một phẩm chất quan trọng”

3

BẠN LÀM GÌ NGOÀI GIỜ HỌC?

Bayor thấy câu hỏi này hé lộ rất nhiều thứ về thí sinh và giúp cô phân loại họ thành 2 kiểu sinh viên: tập trung cao độ và cân bằng.

Đối với cô, “Không có ai giỏi hơn ai, và trên khía cạnh ngoại khóa, chúng ta có 2 loại sinh viên khác nhau”

Các sinh viên thuộc dạng “tập trung cao độ” chỉ có một hoạt động ngoại khóa duy nhất, hoạt động mà họ đã tham gia từ lâu và thường có 1 số cách để phân loại những thành viên. Các sinh viên “cân bằng” thường chia quỹ thời gian ngoại khóa cho nhiều hoạt động khác nhau, như chơi nhạc, chơi thể thao, hay tham gia vào các hoạt động văn hóa, học thêm….

“Dù họ thuộc dạng nào, tôi cũng chỉ tìm ở họ sự độc đáo” – Jillian Bayor cho biết

“Thí sinh này khác thí sinh trước và thí sinh sau như thế nào? Điều gì khiến họ nổi bật hơn trong trường? Điều gì làm nên chất riêng của họ? Đó là vai trò của các hoạt động ngoại khóa, nó giúp cho đơn ứng tuyển của bạn nổi trội hơn”

4

“BẠN ĐANG ĐỌC GÌ?”

Với câu hỏi này Bayor hướng tới việc hình dung sự ham học và thức thời của thí sinh.

“Bạn cần tìm ai đó có khả năng nói chuyện về những vấn đề ở mức nhận thức cao, người nào đó đạt mức độ nhận thức của một người trưởng thành.”, theo Bayor

“Tôi tìm người theo định nghĩa rộng của từ “hiểu biết” – thí sinh cần có một tầm nhận thức mà tôi không thể đoán được là thuộc về họ nếu như không biết độ tuổi của họ, nhìn thấy họ tận mắt. Tôi cần phải tưởng rằng có thể họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động trong xã hội.”

Jillian cũng lưu ý về việc nói về truyện tranh và các trang blog hài. “Bạn cũng phải nhắc đến cái gì đấy nghiêm túc một chút”, cô nói.

“Tôi biết rằng chúng ta đang nói về các bạn trẻ, và tôi cũng cần những thanh niên có thể hành xử như người bình thường, có thể kết bạn và biết cách đối nhân. Nhưng tôi cũng cần các thanh niên có thể trở nên nghiêm túc, tỉ như họ có thể đọc tờ NY Times, hay là họ có một nguồn tin chính thống mà không phải là newsfeed trên Facebook.”

“Hoạt động văn hóa gần nhất bạn tham gia ?” hay “Hồi này bạn đang làm gì ?”

Bayor nói rằng cô cũng sẽ tìm kiến sự trải nghiệm và sự mẫn cảm.

“Thực sự là các câu trả lời rất đa dạng và phong phú theo vùng miền. Nó có thể như là ‘Em ở Kentucky và em có đi xem hòa nhạc dân dã’, điều đấy coi như ngang hàng với việc bạn đi nghe thính phòng tại Metropolitan Opera vậy” Cô nói “Bạn muốn tuyển những sinh viên làm nhiều thứ hơn là ngồi không lướt insta”

(Summit tổng hợp từ Business Insider)